abrasion resistance

/əˈbreɪʒ(ə)n  ri-ˈzis-tən(t)s/ sự chống, kháng mài mòn.
Khả năng của bề mặt vải dệt có thể chịu được lực mài mòn. Khả năng này được sử dụng như một thước đo độ bền của quần áo khi mặc. Trong DIN 53 863 các yêu cầu tiêu chuẩn, định nghĩa cho việc kiểm tra độ kháng mài mòn được đưa ra như sau:


– Mài mòn là một sự chuyển động có lực ma sát phù hợp, giữa một mẫu dệt dùng kiểm và một vật thể dùng mài hoặc chất (liệu) dùng để mài.
Động tác mài mòn: việc kiểm tra được thực hiện trong một thời gian nhất định (theo quy định) mà không gây ra bất kỳ sự hư hại nào có thể nhìn thấy bằng mắt trên mẫu kiểm.
– Mài mòn phá hủy: việc kiểm tra được thực hiện cho đến khi mẫu kiểm bị phá huỷ (mẫu bị thủng lỗ).
– Mài mòn khi mặc: sự thay đổi thể hiện trên bề mặt hoặc cấu trúc của mẫu vải dùng kiểm là hậu quả của tác động mài mòn.
– Mức độ tiêu hao: Mẫu kiểm bị tiêu hao trọng lượng sau khi bị mài mòn.
Trong kiểm nghiệm với động tác mài, độ kháng mài mòn được đánh giá theo mức độ mài mòn, sự thay đổi tính chất của vật liệu (độ bền kéo dãn, độ co dãn) hoặc sự thay đổi bề ngoài của mẫu (vón hạt, nhám, xù lông, cấu trúc dệt lộ ra ngoài..)
Trong kiểm nghiệm đối với việc mài mòn phá huỷ, được xác định, hoặc là theo khoảng thời gian cần thiết, hoặc là theo số lần tác động cần thiết cho đến khi mẫu kiểm bị thủng lỗ. Để thử nghiệm mài mòn, một số các phương pháp khác nhau (không chuẩn) và các thiết bị  kiểm tra được sử dụng để mô phỏng các hình thức mài mòn thường gặp trong thực tế. Phương pháp khác nhau trong cách va chạm giữa các mẫu dệt dùng kiểm và chất (liệu) dùng để mài mòn, vật thể dùng để mài (vật liệu dệt, giấy nhám), chiều hướng lực mài mòn, độ căng của mẫu kiểm cũng như các thông số kỹ thuật của các thiết bị dùng thử nghiệm khác nhau như  lực ép, tốc độ và thời gian của động tác mài mòn