/æsɪteɪt / (org chem, noun) 1 abbr. AC any salt or ester of acetic acid, containing the monovalent ion CH3COO– or the group CH3COO-, Systematic name: ethanoate
2 short for acetate rayon, cellulose acetate
3 a sound recording disc composed of an acetate lacquer coating on an aluminium or plastic base: used for demonstration or other short-term purposes
Là từ dùng gọi sợi từ chất liệu cellulose – acetate (viết tắt: CA)
Cellulose acetate được dùng làm sợi để chế biến thành vải. Vải chất liệu này nhìn rất giống lụa thiên nhiên ( còn gọi là lụa nhân tạo) và tạo cảm giác cũng giống như vậy. Chất liệu này ít nhăn, dễ chăm sóc. Vì ít bị trương nở , ít thấm nước chất liệu này thường dùng làm áo mưa và làm dù che. Ngoài ra còn được dùng làm, sơ mi, áo phụ nữ , áo đầm, vải lót, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ
Trong lớp kính màn hình máy tinh, màn hình điện thoại di động và các loại màn hình khác được lót bằng một tấm nhựa từ chất liệu Cellulose-Acetate, còn được gọi là tri-acetate hoặc phim TAC. Ngoài ra các gọng kính đeo mắt cũng được làm bằng chất liệu này.
Vì tính chất dẻo dai Cellulose-acetate đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất dụng cụ từ nhiều thập niên qua, như làm cán của tô vít. Trong thời gian gần đây Cellulose-Acetate được thay bằng các chất liệu khác như PP (Polypropylen), Polyamide …
Bảo quản
Qua sự thay đổi tính chất hóa học Cellulose-Acetate bền hơn so với Cellulose qua sự phân hủy sinh học. Điều này lệ thuộc vào tỉ lệ thay thế của sợi cellulose. Nấm mốc, vi khuẩn và mối phân hủy Cellulose-Acetate thành CO2, nước , Oxy và chất mùn. Độ bền trong ánh nắng cao. Vì Acetate ít bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật nên có khả năng chịu được ảnh hưởng của môi trường rất tốt.
Cellulose-Acetate không bền và bị hư hại trong các loại acid, đặc biệt các loại acid vô cơ như Sulfuric acid, cũng như các chất kiềm.
Đối với các chất oxid hóa, thường dùng trong các qui trình hoàn tất vải, thì sợi Acetate không bị ảnh hưởng, tuy nhiên nên cẩn thận với các dung môi hữu cơ (giặt hóa chất) , các chất này sẽ để lại vệt đốm trên vải.
Vì không chịu được chất kiềm, nên tránh dùng các loại bột tẩy giặt có độ kiềm cao. Vì bề mặt vải trơn khó bám bẩn, nên không cần thiết phải giặt bằng nước nóng. Để bảo quản độ bóng như lụa, vải Cellulose-Acetate chỉ nên giặt với nước ấm và chỉ nên ủi mặt trong của quần áo lúc còn đang ẩm (chưa khô hẳn)