(noun, clothing) bra, nịt ngực, áo ngực hay cọc xê (phiên âm từ tiếng Pháp: soutien – xu chiêng), là một loại áo mặc bó sát vào người với hai cúp, túi để nâng, giữ ngực phụ nữ và được ràng bằng hai dây quàng qua vai. Áo có thể có các đặc tính như độ đàn hồi cao cùng với các thành phần như gọng, đệm lót, dây ren và một số các bộ phận khác.
Các mẫu áo ngực không dây cũng thường được sử dụng khi người mặc dùng các loại trang phục để hở vai và lưng. Các loại áo ngực có độn đặc biệt cũng được dùng khi người mặc đã trải qua phẫu thuật, phải cắt bỏ một hoặc cả hai bên ngực, ngoài ra còn có các loại áo dùng đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú.
Các mẫu áo ngực phụ thuộc vào sự biến đổi của thời trang theo từng giai đoạn: băng vải cuốn cho phẳng ngực vào đầu thập niên 1920, áo hơi cong cắt theo đường chéo vào những năm 1930, áo có kết cấu và cúp có các đường may xoay tròn với hình dạng “ngư lôi” của những năm 1940 và 1950, không có cấu trúc đặc biệt với các khuôn mẫu tự nhiên vào những năm 1960 và năm 1970, cho đến các loại áo ngực thể thao làm từ vải dệt kim chất liệu Lycra vào 1980. Tất cả những thể loại này, từ những loại dùng nâng ngực, đến các loại có độn gọng, đều có thể được tìm thấy trong những bộ sựu tập của Wonderbra, Victoria Secret, Warnaco và các thương hiệu khác.
Theo cơ thể học hoặc sinh lý học thì ngực phụ nữ không cần thiết phải được nâng hỗ trợ, nhưng theo thời trang và yêu cầu xã hội thì áo ngực là một phần cần phải có.
Việc che đậy ngực, ở hình thức áo ngực quây ngang, bó chặt (bandeaus), đã được áp dụng trong suốt lịch sử bởi phụ nữ của nhiều dân tộc khác nhau. Những loại được thiết kế đặc biệt và có dây đeo vai như chúng ta biết hiện nay là một sản phẩm của thời kỳ Cải Cách Trang Phục trong thế kỷ thứ XIX. Bằng sáng chế Hoa Kỳ #40.907 được cấp cho Luman L. Chapman vào năm 1863 có thể là mẫu thiết kế đầu tiên được ghi nhận tại Mỹ, nhưng gần như chắc chắn không phải là mẫu đầu tiên được sản xuất cho phụ nữ có nhu cầu mặc một loại áo thoải mái hơn loại áo corset truyền thống bó chặt lấy cơ thể.
Theo tiếng Norman-French, có nghĩa là là áo lót trẻ em, thuật ngữ “brassiere” hội nhập vào Mỹ vào khoảng 1904, khi xuất hiện trong bản sao quảng cáo của công ty DeBevoise tại New York, dùng mô tả sản phẩm áo ngực mới nhất của họ và nhằm tạo một chút hơi hướng Pháp. Trước thời gian này, các loại áo được thiết kế dùng che, nâng ngực, thường được gọi bằng nhiều từ khác nhau như bust, bosom, hoặc breast supporter hoặc corsets.
Ngoài ra, các bằng sáng chế còn được cấp cho các sản phẩm có tên như braces, waists, foundation garments, halters hoặc đơn giản là covers.
Thuật ngữ “brassiere” trở nên phổ biến tại các quốc gia nói tiếng Anh chỉ trong vòng vài năm! Dù vậy người Pháp vẫn duy trì tên gọi soutien-gorge (nghĩa đen: bosom supporter). Trong những năm 1930, khi tiếng lóng rút ngắn chữ pajamas thành “pj’s” thì từ brassiere biến thành “bras”. Vào thế kỷ thứ 19, áo ngực thường được đặt và làm riêng, nhưng bước vào đầu thế kỷ thứ 20, người ta bắt đầu sản xuất áo ngực hàng loại tại Mỹ, Anh, Tây Âu và các quốc gia chịu ảnh hượng bởi lối sống phương Tây.
Áo ngực nguyên mẫu trong đồ lót được phụ nữ tây Âu sử dụng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18, với thời trang nhẹ nhàng theo dạng hình trụ, nhằm tôn vinh bộ ngực cũng như che bớt vòng eo tự nhiên đi.
Những kiểu áo không kết cấu dạng hình túi này, được giữ bằng dây buộc và dây đeo qua vai, có thể đã là cảm hứng cho các thợ may, các nhà cải cách sản xuất ra những kiểu áo của thế kỷ thứ 19.
Một chức năng mà áo corsets cung cấp chính là việc phân tán trọng lượng đều ra khỏi vùng eo, trọng lượng của khung váy, váy lót và váy chính bên ngoài có thể lên đến 35 pounds ( khoảng 15 kg). Một mảnh áo có dây đeo vai có thể chuyển bớt trọng lượng lên vai khi dùng móc và dây buộc giữ phần dưới của áo lại. Các nhà cải cách trang phục, trong số đó có khoảng một nửa là các bác sỹ, đã tham gia trong một cuộc khảo sát tài liệu y học vào giữa thế kỷ XIX, khuyến khích phụ nữ mặc các loại trang phục không cản trở khả năng tiêu hóa, không ép phổi hoặc hệ thống sinh sản; các mẫu thiết kế mới do đó vẫn duy trì kiểu dáng thời trang mà không làm tổn hại đến cơ thể.
Có đến vài chục doanh nhân Mỹ được cấp bằng sáng chế cho áo ngực trong thời gian này đến Chiến Tranh Thế Giới lần thứ I và trong đó có khoảng một nửa là phụ nữ. Olivia Flynt, Marie Tucek, Caroline Newell, và Gabrielle Poix Yerkes là các nhà phát minh và sản xuất đầu tiên, tiếp theo là hàng chục nhà sản xuất mới vào thế kỷ thứ XX.
Trong ngành công nghiệp đồ lót, những phụ nữ có sợ thích kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội trong thiết kế, sản xuất và quản lý, điều này không dễ dàng đối với họ trong các ngành may mặc khác. Tiến sĩ Jeanne Walters được cấp bằng sáng chế cho thiết kế áo ngực bằng cao su, cho những yêu cầu giảm cân và Herma Dozier, R.N. đăng ký ba bằng sáng chế cho công ty Fancee Free của bà, bao gồm các loại áo ngực thai sản và cho người đang cho con bú. Áo ngực có nắp điều chỉnh được và cho phép tiếp cận núm vú mà không cần phải cởi hẳn áo ngực ra. Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II, phần lớn phụ nữ có ý thức về thời trang tại Mỹ và Âu Châu đều mặc áo ngực. Thời trang phương Tây đã hội nhập áo ngực đến châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Đã có rất nhiều thông tin ghi nhận về sự phát minh ra áo ngực. Một chuyện thường được lập đi lập lại liên quan đến Mary Phelps Jacob (còn gọi là Caresse Crosby), người tự cho mình là người của xã hội New York, đã sáng chế ra áo ngực áo ngực cắt chéo vào năm 1914; đây không phải là việc đầu tiên và cũng không phải là việc đẫn đến thành công.
Một người phụ nữ Pháp Herminie (Hermoinie) Cadolle xây dựng cơ sở kinh doanh đồ lót tại Argentina ngay khi vải cao su được chế tạo ra và đã tạo ra một gia tài với loại áo chèn ngực đàn hồi rồi cuối cùng bà trở lại Paris và tiếp tục kinh doanh mãi đến những năm 2000. Yêu cầu đối với sáng chế về dây đeo vai của bà đã hoàn toàn thất bại. Các công ty Warner Corset tại Bridgeport, Connecticut, cũng tự nhận do họ sáng chế ra, nhưng các công ty này chỉ đạt được sự công nhận về việc đổi mới cách tân và những bằng sáng chế cho các mẫu thiết kế tuyệt vời của họ, phần nhiều sau những năm 1890.
Công ty Gossard thống trị thị trường Anh trong nhiều năm, với nhiều mẫu thích nghi độc đáo trong lãnh vực áo ngực. Trên thực tế, có đến hàng trăm mẫu sáng tạo. Dù không phải tất cả các thiết kế đều được bằng sáng chế, nhưng phần nhiều đã gặt hái được thành công trên thị trường khi phụ nữ có những yêu cầu cao hơn về sự thoải mái của quần áo và thời trang, hoàn toàn tách rời khỏi những kiểu dáng cứng nhắc của thế kỷ thứ XIX.
Trong một xã hội luôn thay đổi, một số lượng lớn phụ nữ tham gia vào các trường đại học và các nơi công sở, họ tham gia các môn thể thao như đi bộ đường dài, quần vợt, đua xe đạp và họ lái xe ô tô, các hoạt động đòi hỏi có nhiều tự do hơn trong việc cử động, không gian cho buồng phổi, những điều mà áo corsets bó chặt không thể đáp ứng được.
Khi ý tưởng áo ngực trở nên thịnh hành, thì các thợ may thủ công đã có sẵn, tuy nhiên do sự phức tạp, công việc đòi hỏi phải được thực hiện bởi các chuyên gia. Hàng chục các công ty nhỏ đã tham gia thị trường nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao. Sản lượng có thể đáp ứng được, thông qua việc xây dựng các dây chuyền lắp ráp những thành phần được sản xuất tại các khu phố nhỏ, và qua đó ngành công nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ.
Từ thời gian này, có đến hàng trăm mẫu thiết kế đã được cấp bằng sáng chế, cùng với các máy móc chuyên dụng, dùng cắt, may, sản xuất khóa móc và ngay cả việc đóng gói khi số lượng áo ngực bán ra tăng cao. Các ngành công nghiệp chuyên môn bắt đầu sản xuất gọng thép không rỉ, móc khóa, dây đai, vải, thun, ren, máy may và các khuôn ép.
Áo ngực có thể có đến 40 thành phần khác nhau và sẽ phải dùng đến các loại máy chuyên dụng cho việc cắt và may.
Ở giai đoạn đầu, trong mọi thiết kế, theo chuẩn các móc khóa sẽ được làm từ chromium. Tuy nhiên sau này chúng đã được thay thế bằng các thành phần làm bằng nhựa, và cũng giống như các loại dây dùng trong áo ngực, các móc khóa sẽ do các công ty chuyên môn sản xuất. Những cải tiến với chất liệu cao su và các chất liệu nhựa tổng hợp đã khiến các thành phần chi tiết này đạt được các ứng dụng đại trà trong ngành sản xuất áo ngực.
Những loại vải được chọn lựa dùng làm áo ngực có thể là những loại vải dệt chéo làm từ lông vịt mịn trong thế kỷ thứ 19, cho đến loại vải cotton mịn, vải polyester thêu hỗn hợp, tơ lụa, đệm xơ ép và các loại vải dệt kim mềm mại của thế kỷ 21.
Trong ngành công nghiệp này, có một số chi tiết đã tự điều tiết, đặc biệt liên quan đến các tên gọi. Sự khác biệt giữa áo ngực quây ngang (áo ngực dạng ống) với các loại áo ngực khác là có chiều dài hơn hai inches về bên dưới phần ngực.
Áo ngực, cũng như các mặt hàng may mặc khác, thường được các thợ may thủ công may tại các xưởng nhỏ. Mặc dù các thiết kế rất phức tạp, nhưng các thợ may cũng phải đáp ứng được yêu cầu đồng nhất về mẫu mã và kích cỡ. Thuật ngữ “cúp” hoàn toàn chưa được sử dụng cho mãi đến năm 1916, cũng như các mẫu tự dùng xác định kích cỡ của cúp cũng chỉ được S.H. Camp và công ty sử dụng vào khoảng năm 1933 nhằm xác định khối lượng của ngực, để có thể thay thế bằng bộ phận ngực giả. Chu vi vòng dưới của ngực cũng như kích cỡ của dây là một phần trong kích thước của áo ngực vào đầu thế kỷ 21, với thể tích của cúp, được mô tả bằng mẫu tự AA cho đến I có thể tìm thấy tại các cửa hàng bán lẻ.
Việc tung ra thị trường loại áo ngực thể thao với hình dạng nhỏ đến tối đa vào thập niên 1950 đã mở cửa cho ngành thời trang tiếp cận vô số giới trẻ. Vải được may phẳng hoặc dùng nẹp vải che đường nối nhằm bảo đảm sự thoải mái cho người mặc.
Trong các mẫu áo ngực trước những năm 1900, vải linen, vải cotton dầy, với kiểu dệt chéo go thường được ưa chuộng. Khi sợi nhân tạo được tung ra thị trường, các doanh nghiệp đã nhanh chóng đưa vào sản xuất do tính chất dễ chăm sóc của chúng, vì áo ngực cần phải được giặt giũ và vệ sinh thường xuyên.
Dây khóa kéo đã được sử dụng trong một số thiết kế, cũng như băng dán Velcro, tuy nhiên những loại này thường gây khó chịu hoặc bị mắc vào quần áo và rất phức tạp trong việc giặt giũ.
Các mẫu áo ngực
Có rất nhiều mẫu áo ngực tuyệt vời phù hợp cho nhiều trường hợp, trong kinh doanh, trong xã hội và cho nhiều loại trang phục khác nhau. Kiểu dáng của áo ngực, độ che phủ, chức năng, sự phù hợp thời trang, chất liệu và màu sắc có thể sẽ rất khác nhau. Một số loại áo ngực được thiết kế để đáp ứng các chức năng cơ bản, với các ứng dụng thiết thực, kín đáo, trong khi những loại khác với mục đích gợi tình, gợi cảm, thì lại có tính cách lộ liễu hơn.
Phong cách và mẫu mã của áo ngực luôn được các nhà thiết kế và sản xuất thay đổi. Hiện không có một hệ thống tiêu chuẩn dùng để phân loại áo ngực. Áo thường được sản xuất với nhiều kiểu thiết kế khác nhau, bao gồm cả những loại được liệt kê ở đây và cả những loại khác như áo ngực cho cô dâu, áo kích cỡ lớn, áo ngực cổ điển, áo ngực làm bằng da, áo dùng múa bụng. Rất nhiều áo ngực có thể đáp ứng cùng một lúc nhiều mục đích khác nhau, như loại áo ngực balconette làm bằng chất liệu mỏng
Các mẫu thiết kế
Adhesive: đôi khi còn được gọi là áo ngực không có phía sau / hoặc áo ngực không dây. Loại này thường được làm từ silicone, polyurethane hoặc các chất liệu tương tự. Chúng được gắn vào dưới ngực sử dụng băng dán chất lượng y tế. Một số phiên bản cung cấp từng mảnh riêng biệt cho mỗi bên ngực. Loại này có thể tái sử dụng một số lần nhất định và có chức năng hỗ trợ/nâng kém. Thích hợp cho áo hở lưng, áo không dây, khi những loại áo ngực quây ngang không áp dụng được, hoặc dùng tạm thay vì hoàn toàn không mặc áo ngực.
Athletic: xem sport bra (áo ngực thể thao).
Backless: loại này thích hợp khi mặc những chiếc áo để trần vai hoặc trang phục da hội hoàn toàn để lưng trần.
Balconette: dây vai được may ở mép ngoài cúp ngực, kích thước cúp thông thường bao phủ ½ đến ¾ bầu ngực. Chiếc áo ngực này được thiết kế lần đầu tiên vào năm 1938, tại Mỹ và sau đó trở nên phổ biến vào những năm 1950 khi diễn viên Marilyn Monroe làm người mẫu cho chiếc áo này.
Bandeau: áo ngực quây ngang, là một băng vải đơn giản, có tính đàn hồi cao dùng quấn quanh ngực. Thích hợp cho người ngực nhỏ, đôi khi có cúp nhỏ may liền, nhưng ít có tính hỗ trợ hoặc định hình. Có thể chỉ làm một dải vải dùng bó, quấn lấy ngực một cách tạm thời.
Bralette: có trọng lượng nhẹ, thiết kế đơn giản, thường là một loại áo ngực cúp mềm không có đệm, lót. Ngực được che phủ nhưng áo không có, hoặc có rất ít khả nâng, đỡ, phù hợp cho những bộ ngực nhỏ. Áo này thường dùng cho các cô gái trẻ, như một loại áo tập thể thao. Tương tự như áo bandeau.
Built-in: đôi khi được mô tả như một loại shelf bra, mặc dù hoàn toàn không giống như những chiếc shelf bra mô tả bên dưới. Thường là một bộ phận được tích hợp trực tiếp vào trong áo ngoài như đồ bơi hoặc tank top (áo ba lỗ). Một số được thiết kế để có thể tháo rời ra. Loại áo này có chức năng tương tự như áo ngực thực thụ, qua việc sử dụng dải vải đàn hồi như bandeau, hoặc có sự dụng cúp định hình và gọng.
Bullet: loại áo ngực có chức nâng, đỡ toàn diện, cúp có dạng parabol với trục vuông góc với ngực. Áo ngực bullet thường có dạng vòng tròn đồng tâm hoặc xoắn ốc với cách may trang trí xoay vào trung tâm. Áo được phát minh vào cuối những năm 1940, trở nên phổ biến trong những năm 1950 do “sweater girl” pin ups (cô gái mặc áo sweater bó, với bullet bra, làm nổi bật bộ ngực). Madonna mặc áo ngực bullet do Jean Paul Gaultier thiết kế trong chuyến Ambition Blond Tour của cô và đã khơi ra sự quan tâm của công chúng về thời trang cổ điển. Công ty đồ lót cổ điển What Katie Did là công ty đầu tiên đưa áo ngực bullet trở lại và sản xuất vào năm 1999, và một lần nữa áo lại được phổ biến rộng rãi với các thương hiệu như Marks and Spencer, Rigby và Peller và Naturana sản xuất một phiên bản áo ngực bullet riêng cho họ.
Contour: đôi khi được gọi là áo ngực cúp đúc. Áo ngực contour đôi khi có gọng. Áo may không đường nối, cúp được định hình trước, có xốp và các loại vải lót nhằm giữ hình dạng ngay cả khi không mặc. Có thể có các loại full-cup, demi-cup, push-up hoặc một số kiểu cách khác. Loại áo này rất phù hợp với phụ nữ có bộ ngực không đều đặn (có đến khoảng 25% phụ nữ có bộ ngực không cân xứng – hoặc có núm vú to với các hình dạng khác nhau), để tạo cho bộ ngực có hình dạng cân xứng, xem thêm áo ngực T-shirt bên dưới.
Convertible: dây đai áo ngực có thể tháo ra được và gắn vào các vị trí khác nhau tùy thuộc vào quần áo bên ngoài. Việc sắp xếp dây đeo bao gồm cách thức truyền thống như đeo qua vai, đeo chéo, vòng qua gáy, không dây hoặc choàng qua một bên vai.
Cupless: xem shelf bra bên dưới.
Demi-cup: còn gọi là áo ngực demi hoặc shelf bra. Áo ngực demi-cup che phủ ½ hoặc đến ¾ ngực, nâng ngực cao và tạo khe ngực rất rõ nét. Hầu hết các áo ngực demi-cup được thiết kế với một độ nghiêng nhất định nhằm đẩy cặp ngực về phía trung tâm để nhấn mạnh đường khe. Các dây đeo thường được đính ở góc ngoài của cúp. Trong ngành công nghiệp đồ lót người ta định nghĩa áo ngực demi-cup che lên trên núm vú khoảng 1 inch (25 mm). Các gọng thường ngắn hơn và tạo thành hình dạng chữ “U” ngắn (không sâu) bên dưới cúp. Demi cúp thích hợp cho các loại áo có cổ cắt sâu.
Front-closure: áo ngực có móc gài ở giữa cặp ngực, móc gài của áo không thể điều chỉnh được.
Full-cup: được thiết kế để cung cấp sự hỗ trợ tối đa và che phủ hoàn toàn bộ ngực. Đây là một thiết kế thiết thực tiễn cho phụ nữ có ngực lớn, nếu so sánh với áo ngực balconette và demi-cup.
Full-support: đôi khi còn được gọi là áo ngực full-figure hoặc áo ngực plus size.
Hard-cup: bảo đảm sự an toàn. Thường được dùng trong các loại áo Saf-t-Bra.
Jogging: xem phần sport bra (áo ngực thể thao).
Leisure: có thể gọi là sleep bra. Áo rất mềm mại, co giãn tốt và là loại áo thoải mái dễ mặc. Áo không có sự hỗ trợ, nâng đỡ cao, phù hợp sử dụng hàng ngay cho người có ngực nhỏ. Loại áo này là một chọn lựa nếu không muốn hoàn toàn không mặc áo ngực, dùng ở nhà khi thư giãn hay ngủ.
Long-line: kéo dài từ ngực đến eo, tạo việc kiểm soát bụng và làm mượt thân mình của người mặc. Sự hỗ trợ được dàn trải ra toàn thân, thay vì chỉ tập trung ở vai.
Male: dành cho nam giới với bộ ngực to. Thường được thiết kế để làm phẳng và che đậy bộ ngực chứ không phải để nâng đỡ và hỗ trợ.
Mastectomy: được thiết kế để tạo ngực giả, mô phỏng một ngực thật. Thích hợp sau khi phẫu thuật cắt bỏ ngực.
Maternity: mẫu thiết full-cup với dây đeo vai rộng hơn để nâng, đỡ và tránh ngực bị trượt ra ngoài. Mẫu thiết kế thực tế sử dụng các loại vải thoải mái để ngăn ngừa sự kích thích. Áo ngực có thể điều chỉnh nới rộng cúp trong thời kỳ thai phát triển.
Minimizer: được thiết kế để làm gọn bộ ngực. Áo có tác dụng nén, làm gọn lại, dùng cho những người có ngực lớn.
Nude: xem áo ngực adhesive.
Nursing: cũng giống như áo ngực maternity, đây là loại áo ngực thiết kế với cúp đầy, từ các loại vải tạo sự thoải mái với dây đeo vai rộng bản hơn. Áo được thiết kế để nâng đỡ các bộ ngực lớn dần trong thời gian cho con bú. Áo hỗ trợ việc cho con bú bằng cách may nắp trên bầu ngực để có thể mở ra bằng cách gập xuống hoặc kéo qua một bên. Áo loại này không có gọng, vì có thể hạn chế dòng chảy của sữa và gây ra tình trạng viêm vú. Một số mẫu thiết kế khác sử dụng vải có độ co dãn cao, cho phép người mẹ kéo áo sang một bên một cách dễ dàng khi cho con bú.
Padded: được thiết kế để làm tăng kích cỡ vòng ngực của người mặc. Lớp vải lót bên trong cúp sẽ được làm dày hơn và được độn thêm với xốp ở khắp mặt trong của cúp. Áo ngực padded có chức nâng, đỡ nhưng khác với loại áo ngực push-up là không nhằm mục đích làm tăng khe ngực. Xem water bras bên dưới.
Plunge: còn biết đến là U-plunge nếu chúng được khoét sâu xuống dưới, tạo khe ngực sâu. Được thiết kế với cúp góc cạnh với phần nối mở và sâu xuống dưới. Các dây đeo vai thường được thiết kế ra sát ngoài. Áo thích hợp cho áo đầm hoặc trang phục có đường khoét cổ áo sâu. Áo cũng phù hợp cho đồ bơi, ngay cả đối với phụ nữ có bộ ngực đầy đặn.
Push-up: áo ngực thời trang tạo dáng và nhấn mạnh khe ngực. Sử dụng cúp góc cạnh có độn lót đẩy ngực vào trung tâm và nâng lên phía trên. Áo push-up thường là chiếc áo ngực demi-cup. Wonderbra là loại áp push-up đầu tiên được sản xuất.
Racerback: thiết kế với dây đeo vai tạo thành hình chữ “V” hoặc “T” giữa bả vai. Áo thích hợp cho các loại áo ngoài như tank tops, để lộ dây choàng qua vai theo phong cách truyền thống. Nhiều áo ngực thể thao sử dụng thiết kế racerback để cải thiện sự nâng đỡ, hỗ trợ và giảm tình trạng ngực bị trượt ra ngoài.
Sheer: áo ngực thời trang làm bằng chất liệu trong, mỏng hiển thị rõ các núm vú.
Shelf: đôi khi còn gọi là áo ngực cupless, open-cup, half-bra, hoặc thậm chí ¼ cup. Một thiết kế thời trang có gọng với khả năng che phủ ngực ở mức độ tối thiểu, chỉ nâng phần dưới và đẩy ngực lên trên, để lộ hoàn toàn quầng ngực và núm vú. Áo thích hợp cho mục đích khiêu gợi hoặc khi phụ nữ không muốn hoàn toàn không mặc áo ngực. Việc để trống có thể khiến núm vú hiện rõ bên dưới áo. “Built-in bras” (xem ở trên) đôi khi được gọi là một shelf bra.
Soft cup: áo không sử dụng gọng cho việc hỗ trợ. Theo truyền thống, áo có khả năng hỗ trợ ít hơn loại áo có gọng. Hiện nay áo ngực soft cup cung sự cấp hỗ trợ và khả năng định hình rất tốt. Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng khung chéo, dây ràng dưới cúp ở mặt trong, với chiều dài không vượt quá 1/2 chiều cao của cup, đệm, vải lót áo ngực hai lớp.
Sports: áo ngực thể thao được thiết kế nhằm cung cấp sự hỗ trợ tối đa cũng như giảm thiểu cử động của ngực trong quá trình tập thể dục. Các thiết kế khác nhau sẽ phù hợp cho một loạt các bài tập, từ yoga đến chạy bộ. Áo được làm từ các loại vải co dãn tốt, có khả năng thấm hút như Lycra, được thiết kế để hút mồ hôi từ da để người mặc có cảm giác thoải mái.
Strapless: thiết kế thời trang làm từ giải vải rộng dùng hỗ trợ ngực. Áo có sự hỗ trợ nhiều hơn do có gọng dài vây quanh ngực, có cúp được đệm, với khung xương và khung định hình. Loại này phù hợp cho các loại trang phục để vai trần như các áo đầm dạ hội hở vải và hở ngực, thấp đến sát ranh giới của quầng vú.
Một số convertible bras (xem ở trên) cho phép tháo rời dây deo, biến áo thành áo strapless. Áo có thể có đệm thêm cao su hoặc silicone phía trên, mặt trong của cúp giúp cúp bám sát vào ngực.
T-shirt: được thiết kế hoàn toàn không có đường nối nổi, khóa móc, hoặc các kiểu kết cấu khác để có thể nhìn thấy dưới lớp áo ngoài. Một phong cách tạo hình khiến bộ ngực hoàn toàn trơn tru bên dưới lớp áo t-shirt bó sát, sweater hoặc các loại áo làm từ những loại vải đan mỏng. Cúp có thể được lót bằng xốp nhẹ hoặc xơ polyester để giúp che giấu hoàn toàn núm vú.
Underwire : rất nhiều mẫu thiết kế có một dải hình bán nguyệt làm từ chất liệu đơ, cứng để nâng và hỗ trợ ngực. Gọng có thể được làm từ kim loại, nhựa hoặc keo, được khâu vào vải áo ngực, dưới mỗi cúp, từ điểm nối trung tâm đến dưới nách của người mặc.
Water: còn gọi là liquid hoặc gel bra. Cúp có chứa nước hoặc dung dịch silocone để làm tăng kích cỡ của bộ ngực. Air bras cũng là sản phẩm có chức năng tương tự